Liên hệ đặt quảng cáo Liên hệ đặt quảng cáo Liên hệ đặt quảng cáo Điện lạnh, máy lạnh Quận 7, Nhà Bè - TP.HCM Đăng ký thành viên miễn phí trên Vinarao

Cải tạo lại nhà cũ và những lưu ý cơ bản bạn cần biết

Thảo luận trong 'Sản phẩm và dịch vụ khác' bắt đầu bởi Tố Loan, 11/7/20.

  1. Tố Loan

    Tố Loan Thành viên

    Bất cứ một ngôi nhà nào, cho dù được xây dựng kiên cố đến đâu thì sau một thời gian sử dụng nó sẽ không còn đẹp mắt và phù hợp như trước. Khi căn nhà đã không mang đến cảm giác thoải mái cho người sử dụng, hoặc mất đi vẻ đẹp, chức năng ban đầu. Việc lên kế hoạch cải tạo nhà cấp 4 , nâng cấp làm mới ngôi nhà là vô cùng cần thiết. Những lưu ý cần phải biết khi cải tạo lại nhà cũ dưới đây, chắc chắn sẽ giúp quá trình “thay áo mới” cho căn nhà xuống cấp của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
    1. Biết được hiện trạng của ngôi nhà cũ cần cải tạo
    Những ngôi nhà được hoàn thiện cách đây đã lâu thường sẽ không theo quy chuẩn thiết kế cụ thể, mà chỉ dựa theo kinh nghiệm từ đội thợ xây. Do đó, ở thời điểm hiện tại chúng không còn đáp ứng được tính thẩm mỹ cũng như phát huy công dụng tối đa.

    Đặc biệt, qua một thời gian dài sử dụng, ngôi nhà sẽ khó tránh khỏi hư hỏng như nứt sàn, ẩm mốc, dột mái,… Nếu gia đình bạn có thêm thành viên, thì ngôi nhà với diện tích nhỏ không còn đáp ứng đủ không gian sử dụng. Khi nhận thức được hiện trạng của ngôi nhà, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lên phương án sửa nhà cấp 4
    2. Cân nhắc lựa chọn phương án cải tạo phù hợp
    Khi đã biết được hiện trạng ngôi nhà cũ như thế nào, bạn cần xem xét phần nào của ngôi nhà đang bị xuống cấp. Từ đó rút ra kết luận cần thực hiện những hạng mục gì, đáp ứng các yêu cầu nào. Nhất là vấn đề có tác động đến kết cấu nhà hay không. Trong việc cải tạo nhà 17m2, 18m2 hoặc có diện tích nhỏ hơn, việc cơi nới, nâng tầng để thêm không gian sinh hoạt là cần thiết. Lúc này cần phải kiểm tra kỹ càng trước khi thực hiện.

    Có 2 phương án cải tạo ngôi nhà cũ được áp dụng phổ biến nhất, gồm:

    – Thay thế nội thất mới cho những ngôi nhà không đáp ứng đầy đủ công năng cần thiết. Việc sắm thêm nội thất mới là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần cân nhắc sao cho đảm bảo đồng nhất giữa nội thất, ngoại thất, phần cũ và phần mới cũng như phong cách chủ đạo để tránh tình trạng khập khiễng mất thẩm mỹ.

    – Nâng cấp thêm tầng cho ngôi nhà cũ bằng cách đổ thêm tầng, xây thêm gác lửng. Bạn cần kiểm tra lại độ chịu lực của nền móng. Đây là trường hợp phức tạp nên cần sự hỗ trợ của các đơn vị chuyên môn.
    3. Lập kế hoạch cải tạo lại nhà cũ chu đáo, chi tiết
    Việc cải tạo nhà cũ tốn khá nhiều công sức, thời gian, đôi khi nó còn phức tạp hơn nhiều so với việc xây nhà mới. Vì vậy, để quá trình cải tạo nhà diễn ra thuận lợi, công tác chuẩn bị luôn quan trọng nhất.

    Đầu tiên là chuẩn bị thiết kế. Nếu bạn có ý định nâng cấp nội thất các phòng, thay đổi ngoại thất, hoặc kiến trúc ngôi nhà. Thì việc chuẩn bị bản thiết kế là thật sự cần thiết. Nó không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, mà còn phải tính toán cho phù hợp về kiến trúc và công năng.

    Ngoài kế hoạch sửa chữa, cải tạo lại ngôi nhà cũ, bạn cũng cần chuẩn bị tài chính rõ ràng. Quan trọng nhất là dự trù ngân sách nhằm tránh rắc rối có liên quan đến kinh phí. Hãy lập một bản kế hoạch rõ ràng cho các khoản khi phí dù là nhỏ nhất, nên hạn chế phát sinh và tiết kiệm tối đa trong quá trình sửa chữa, nhất là nên nhờ các nhà thầu báo giá sửa nhà
    4. Đừng quên chú trọng việc phân chia phòng ốc
    Trường hợp việc phân chia các phòng chức năng trong căn nhà cũ đã rõ ràng và hợp lý. Bạn chỉ cần sơn lại tường, bố trí nội thất và cải tạo những phần xuống cấp theo thiết kế sẵn có.
    Bên trong ngôi nhà, có 2 phần được lưu ý trong quá trình cải tạo lại nhà cũ đó chính là phòng vệ sinh và phòng bếp. Bởi vì nó có liên quan đến hệ thống nước, điện, thiết bị vệ sinh, nhà bếp,…

    5. Chú trọng kết cấu và kỹ thuật khi cải tạo nhà
    Một trong những nguyên tắc cải tạo ngôi nhà cũ mà bạn cần nắm đó chính là hạn chế tối đa việc tác động tới kết cấu chịu lực.

    Trường hợp kết cấu ngôi nhà còn vững vàng, chưa bị xuống cấp, gia chủ chỉ cần lấy cột trụ làm điểm mốc, sau đó tiến hành phân chia thiết kế nhà cho phù hợp. Hãy chú ý đến điều kiện khí hậu trong thiết kế, tận dụng tối đa nguồn gió và ánh sáng tự nhiên để tạo sự lưu thông không khí bên trong căn nhà.

    Trường hợp điều chỉnh, thêm tầng hoặc xây thêm gác lửng, tuyệt đối không được bỏ qua phần kiểm tra nền móng, tốt nhất hãy gia cố thêm để tăng khả năng chịu lực.
    Đối với các hệ thống điện và đường cấp thoát nước, nên chọn vị trí thuận tiện để không bị vướng với nền móng, làm ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.

    Trên đây là một số điều cơ bản nhất cần phải biết khi cải tạo lại nhà cũ để quá trình này diễn ra thuận lợi, đạt được hiệu quả như gia chủ mong muốn. Ngoài ra, với những thắc mắc khác, bạn đừng quên trao đổi cùng Sửa Nhà Sài Gòn để được hỗ trợ chi tiết hơn.