QUY TRÌNH SƠN TĨNH ĐIỆN 1: Xử lý bề mặt Quy trình xử lý bề mặt.: 1Tẩy rửa DẦU MỞ sản phẩm bằng bể dung dịch NaOH 2Rửa lại bằng nước sạch. 3 Ngâm sản phẩm trong bể chứa axit ( H2SO4 - HCL) tẩy rỉ sét. 4: Rửa lại bằng nước sạch. 5: Ngâm sản phẩm vào bể chứa hóa chất định hình bề mặt. 6: Ngâm sản phẩm vào bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt. 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn. Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến, nguyên liệu đốt là Gas hoặc điện. 3: Sơn sản phẩm Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn. Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm. 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy.. Nhiệt độ sấy: 180 – 200 độ C trong thời gian 15 – 20 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas hoặc điện 5: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm Sản phẩm sau khi được sấy xong để nguội một thời gian, sau đó nhân viên tháo sản phẩm ra khỏi lò và kiểm tra thật kỹ bề mặt sơn trước khi đóng gói. Nếu sản phẩm nào không đạt sẽ đươc xử lý và sơn trở lại. Tư vấn Dịch vụ Gia công: Hotline: (072).3751895 I Email: [email protected]