Hẳn không ít cổ động viên Việt Nam còn nhớ bàn thắng của Văn Toàn đưa Việt Nam vào bán kết Asiad 2018, bàn thắng của Minh Vương vào lưới U23 Hàn Quốc. Trước Nhật Bản sẽ là ai? Xem chi tiết: https://ad.yo88.win 1. Giới chuyên môn nhận định đội tuyển Nhật Bản của HLV Hajime Moriyasu sẽ dứt bỏ hoàn toàn lối chơi "thêu hoa dệt gấm" từng khiến họ thành công suốt những năm qua, để chuyển hẳn sang lối chơi đậm chất "xấu xí" như trong trận thắng 1-0 trước Saudi Arabia vừa qua, với cứu cánh duy nhất là đoạt chức vô địch Asian Cup 2019, bất chấp những lời chỉ trích. Lối chơi ấy không những chỉ phát huy tác dụng trong những cuộc đối đầu với các đội bóng mạnh, mà còn khiến các đội bóng yếu hơn, kém bản lĩnh hơn dễ dàng "sập bẫy", và vô phương "giãy giụa" một khi những Samurai Xanh có được bàn thắng. Nó cũng khiến các cầu thủ Nhật Bản tiết kiệm được thể lực, hạn chế chấn thương, đồng thời "giữ bài" hòng đối phó với các đới thủ sừng sỏ như Iran hay Hàn Quốc. Song trong cuộc đối đầu với thầy trò HLV Park Hang-seo hôm nay, có nhiều khả năng đội tuyển Nhật Bản sẽ từ bỏ lối chơi ấy, không phải để sử dụng lại lối chơi tận công đậm chất kỹ thuật, ăn ý, nhịp nhàng và lấn lướt đối thủ như họ đã từng dùng đến "thuộc như cháo chảy", mà chỉ là chủ động tấn công bằng cách gây sức ép nghẹt thở ở khu vực giữa sân, để đẩy lùi đối phương về sân nhà, chiếm quyền kiểm soát bóng. Xem thêm: game danh bai doi the cao dien thoai Có nhiều lý do để tin vào điều đó. Thứ nhất, bởi thầy trò HLV Park Hang-seo không giống như Saudi Arabia, với niềm tin mình có thể vượt qua Nhật Bản bằng lối chơi tấn công, chiếm lĩnh thế trận, chịu khó va chạm. Cả châu Á đều biết rằng các học trò của nhà cầm quân Hàn Quốc này chơi chủ động phòng ngự khó chịu như thế nào, và với đội hình 5 hậu vệ, nếu Nhật Bản chủ động lùi lại, thì chẳng việc gì Việt Nam phải tấn công riết ráo như Saudi Arabia cả. Thứ hai, không chỉ những chơi phòng ngự tốt, mà đội tuyển Việt Nam còn sở hữu khá nhiều nhân tố đột biến trong tấn công. Nếu như ở hai cánh, cả Trọng Hoàng lẫn Văn Hậu đều là những cầu thủ có xu hướng tấn công và tạo được sự đột biến cực kỳ khó chịu cho đối phương. Với Trọng Hoàng, chỉ cần nhìn vào trận đấu với Jordan vừa qua của thầy trò HLV Park Hang-seo là đủ. Không những là "cỗ máy với động cơ vĩnh cửu" bên cánh phải, cầu thủ này còn chính là người kiến tạo cho Công Phượng ghi bàn thắng gỡ hòa 1-1 cho Việt Nam. Còn với Văn Hậu, chắc châu Á vẫn chưa thể quên được pha bóng đi biên trái, vượt qua 2 cầu thủ phòng ngự của U23 Hàn Quốc để tung đường chuyền sệt kiến tạo đẹp mắt cho Quang Hải ghi bàn ở trận khai màn giải U23 châu Á hơn một năm về trước. Thứ ba, nếu các học trò của HLV Park Hang-seo lại chơi một trận với thể lực và tinh thần chiến binh như từng chơi trước Jordan, lối chơi phòng ngự tiêu cực của Nhật Bản sẽ là "con dao hai lưỡi" cứa đứt tay thầy trò HLV Hajime Moriyasu. Đấy là những lý do xuất phát từ phía Việt Nam, còn với thầy trò HLV Hajime Moriyasu, họ chắc hẳn tin rằng mình đủ sức mạnh và sự chênh lệch đẳng cấp để có thể giải quyết thầy trò HLV Park Hang-seo bằng lối chơi tấn công, chứ không cần phải dùng đến lối chơi tiêu cực để chiến thắng. Và hơn thế, nếu chiến thắng được Việt Nam bằng tấn công, kết quả đó sẽ tác động rất tốt đến tinh thần của các cầu thủ Nhật Bản, đồng thời khiến Iran - đội bóng được dự đoán sẽ là đối thủ tiếp theo của họ, phải e dè và đau đầu để tìm cách hóa giải. 2. Nếu khả năng ấy xảy ra, thì HLV Park Hang-seo chỉ có một lựa chọn duy nhất là cho các học trò của mình chơi phòng ngự. Nhưng phòng ngự như thế nào, và phòng ngự từ đâu? Câu trả lời là từ Hà Đức Chinh. Tại sao lại là Hà Đức Chinh, cầu thủ chưa từng được HLV Park Hang-seo tung vào sân phút nào ở Asian Cup lần này? Là bởi đây là cầu thủ duy nhất của đội tuyển Việt Nam có thể chơi được vai trò "tiền đạo định hình phòng ngự". Tiền đạo định hình phòng ngự là người đầu tiên sẽ quyết định toàn đội phòng ngự như thế nào: pressing ngay hay lùi sâu thủ khu vực. Trong lối chơi toàn đội tham gia phòng ngự khi vấp phải một đội bóng mạnh, toàn diện, việc nghe tuyến dưới chỉ đạo phòng ngự là điều bất khả thi, bên tiền đạo này bắt buộc phải có cảm quan thi đấu cực kỳ tốt. Hà Đức Chinh là cầu thủ như thế. Dẫu vậy, dùng Hà Đức Chinh, kể cả đá chính hay tung vào sân thay người sẽ là hành động cực kỳ liều lĩnh của HLV Park Hang-seo. Có điều, nó chỉ liều lĩnh với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, cùng một số chuyên gia bóng đá nước nhà mà thôi, bởi thứ mà người ta luôn nghĩ rằng một tiền đạo phải có - bàn thắng, thì tiền đạo gốc Phú Thọ này lại cực kỳ vô duyên dưới thời nhà cầm quân người Hàn Quốc. Nhưng nếu "liều lĩnh" thật, thì càng nên tin rằng HLV Park Hang-seo sẽ làm, bởi từ giải U23 châu Á hơn một năm về trước đến tận bây giờ, hiếm có khi nào mà ông thầy Hàn Quốc này không làm người hâm mộ sửng sốt, rồi vỡ òa bởi những quyết định mà nếu kết quả không được như ý, ông sẽ "ăn đủ" những lời chỉ trích. Và cứ mỗi lần như thế, ông lại chứng minh rằng mình đúng. HLV Park Hang-seo sẽ không dùng Hà Đức Chinh với lý do tiền đạo này là "ẩn số" với HLV Hajime Moriyasu và đội tuyển Nhật Bản. Bởi với người Nhật, Hà Đức Chinh chẳng phải là tên tuổi xa lạ. Hai năm về trước, truyền hình Nhật Bản từng làm nguyên một clip mô tả về cách lên phòng ngự bóng của tiền đạo CLB SHB Đà Nẵng này. Người Nhật ưa thích sự chính xác, khoa học và kín kẽ. Họ nhìn thấy được điều mà có lẽ rất ít cổ động viên Việt Nam nhìn thấy ở Hà Đức Chinh. Ở cuộc gặp gỡ mang nhiều ý nghĩa, cũng như khó khăn với thầy trò HLV Park Hang-seo này, sẽ khó có bất ngờ hay may mắn nào. Ở đó, người chiến thắng là người chứng minh được mình xứng đáng hơn đối thủ để đi tiếp. "Ván bài" này, cả HLV Hajime Moriyasu và Park Hang-seo nhiều khả năng sẽ "đánh bài ngửa" với nhau. Và ở đó, Hà Đức Chinh nhiều khả năng sẽ có cơ hội chứng minh mình là một "quân bài"mạnh, và thêm lần nữa chứng minh vì sao mình là tiền đạo luôn được HLV Hoàng Anh Tuấn đặt niềm tin, và thầy Park chưa từng nghi ngờ khi triệu tập anh.