Liên hệ đặt quảng cáo Liên hệ đặt quảng cáo Liên hệ đặt quảng cáo Điện lạnh, máy lạnh Quận 7, Nhà Bè - TP.HCM Đăng ký thành viên miễn phí trên Vinarao

Kịch bản tổ chức trung thu

Thảo luận trong 'Tổ chức sự kiện - Quảng cáo' bắt đầu bởi suadoc0205, 27/8/18.

  1. suadoc0205 Thành viên

    Kịch bản tổ chức trung thu

    Xây dựng một kịch bản tổ chức trung thu ấn tượng và đáng nhớ, có khó hay không?

    Mời bạn cùng tochucsukienvn.net khám phá kịch bản tổ chức trung thu chi tiết để thiết kế, xây dựng một lễ trung thu thật đặc biệt, tạo ấn tượng tốt đẹp cho tất cả các em thiếu nhi và các bậc phụ huynh.

    Kịch bản tổ chức trung thu

    Kịch bản tổ chức trung thu chi tiết thường được chia ra làm 3 phần bao gồm:

    · Lễ tân đón khách: chuẩn bị bố trí khách mời và chào đón các khách mời tham gia sự kiện

    · Chạy chương trình: Đọc lời dẫn chương trình đêm trung thu Tiến hành chạy các hoạt động tổ chức trong sự kiện

    · Và kết thúc chương trình: Kết thúc và tháo gỡ thu dọn các thiết bị sự kiện


    Lễ tân đón khách

    Các hoạt động chào đón khách mời, khách tham dự sẽ bao gồm:

    · Lên danh sách khách mời và gửi thư mời đến các khách tham dự

    · Thống kê số lượng và thành phần khách mời, sắp xếp thời gian đón tiếp khách mời và người tham dự

    · Bố trí nhân sự đón khách ngay tại cổng, sắp xếp vị trí ngồi cho khách mời, phụ huynh và các em nhỏ, hướng dẫn ổn định chỗ ngồi và tổ chức hội trường.

    Chạy chương trình

    Bước 1: Ổn định chương trình

    Để tạo sự thu hút cho buổi lễ trung thu đầu tiên chúng ta sẽ ổn định chương trình bằng một số tiết mục văn nghệ chào mừng hấp dẫn như: múa lân và chạy tiết mục văn nghệ do các em thiếu nhi cùng biểu diễn…


    Bước 2: Phát biểu chào mừng – Khai mạc buổi lễ

    MC xuất hiện (thường chính là chị Hằng và chú Cuội để tạo một không khí riêng có của tết trung thu) Đọc lời dẫn chương trình đêm trung thu giới thiệu đại biểu khách mời, tuyên bố lý do chương trình và giới thiệu khách mời lên phát biểu khai mạc chương trình.

    Phần khai mạc chương trình sẽ tập trung vào chủ đề, không gian tổ chức buổi lễ. Nếu tổ chức tiệc trung thu tại trường học hay nhà văn hóa thiếu nhi bạn có thể hướng tới chủ đề Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng với các trung tâm thương mại hay công ty thì chủ đề vui chơi trung thu sẽ thu hút các em thiếu nhi hơn.

    Sau khi phát biểu khai mạc MC tiếp tục giới thiệu các nội dung kế hoạch chương trình trung thu, các tiết mục và nhân vật sẽ tham gia.

    Bước 3: Chạy chương trình văn nghệ & trò chơi


    Bắt đầu chạy chương trình, biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tổ chức các hoạt động giao lưu trò chuyện cùng chị Hằng, chú Cuội và chạy các trò chơi để các em thiếu nhi cùng tham gia.

    Bước 4: Tổ chức rước đèn, phá cỗ

    Bước phá cỗ thường được bắt đầu ở cuối chương trình và thường được kết hợp với hoạt động rước đèn trung thu, trao quà cho tất cả các em thiếu nhi tham dự chương trình.


    Bước 5: Bế mạc chương trình

    Sau khi các em thiếu nhi có được một bữa tiệc phá cỗ vui vẻ, đáng nhớ. MC sẽ lên bế mạc chương trình và gửi lời cảm ơn, lời chúc đến các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các em thiếu nhi tham dự, tuyên bố kết thúc chương trình chào tạm biệt các em nhỏ, hẹn gặp lại vào trung thu năm sau.

    Kết thúc chương trình

    · Tháo gỡ thu dọn thiết bị

    · Dọn dẹp vệ sinh địa điểm tổ chức

    Trên đây là kịch bản chung cho một buổi lễ trung thu nếu bạn cần một kịch bản chuẩn có đầy đủ chi tiết các lời chào, lời giới thiệu cho từng hoạt động. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với tochucsukienvn.net để được tư vấn, thiết kế một kịch bản chi tiết và phù hợp nhất.

    Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý ngoài một kịch bản tổ chức trung thu hấp dẫn thì khâu chuẩn bị sự kiện, sắp xếp nhân sự, trang trí, bố trí không gian sự kiện cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

    Vậy nên chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết quá trình chuẩn bị cho một buổi lễ trung thu dưới đây:
     
  • Liên hệ đặt quảng cáo
  • Liên hệ đặt quảng cáo
  • Liên hệ đặt quảng cáo
  • Liên hệ đặt quảng cáo
  • Liên hệ đặt quảng cáo