Liên hệ đặt quảng cáo Liên hệ đặt quảng cáo Liên hệ đặt quảng cáo Điện lạnh, máy lạnh Quận 7, Nhà Bè - TP.HCM Đăng ký thành viên miễn phí trên Vinarao

Thái độ làm việc của bạn đã chuyên nghiệp chưa?

Thảo luận trong 'Dịch vụ tổng hợp' bắt đầu bởi hainam6683, 11/10/18.

  1. hainam6683 Thành viên

    Bạn thường được nghe rất nhiều lời đồn về các công ty có môi trường năng động, sáng tạo, có thể kể đến như là Google, Facebook, Apple... Ở đó nhưng nhân viên của họ được đối đãi rất tốt, có rất nhiều ưu đãi cũng như quyền lợi. Hẳn là chúng ta luôn khao khát được làm ở nhưng môi trường như vậy.

    Nhưng có một điều thường được ít nhắc tới đó là tất cả những con người làm việc ở đó đều rất tuyệt vời. Họ thực sự là những “Professional”. Để có thể làm việc ở những nơi tuyệt với như vậy ngoài việc phải có kiến thức chuyên sâu thật tốt, họ còn phải là những người có tính cách, văn hóa phù hợp với từng công ty như vậy. Và hơn nữa họ phải cạnh tranh với vô vàn những người khác cũng vô cùng giỏi.

    Vậy chúng ta hãy cùng đặt ra câu hỏi đó là làm thể nào để được như vậy. Câu trả lời ở đây đó là chúng ta phải có một phong cách làm việc thật chuyên nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu xem thế nào là chuyên nghiệp.

    Trong bài viết này sử dụng nhiều cách tiếp cận vấn đề, nên có sử dụng một số câu chữ có thể làm người đọc cảm thấy không chuẩn mực nhưng việc này là có chủ đích để bài viết không bị nhàm chán và khô khan.

    Thế nào là làm việc chuyên nghiệp?

    Có thể hiểu ở đây, chuyên nghiệp là vì người khác chứ không phải vì chính mình. Trong một sự án, sự chuyên nghiệp là cố gắng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng đưa ra, làm hài lòng khách hàng càng nhiều càng tốt. Trong marketing, sự chuyên nghiệp được thể hiện khi tất cả mọi nhân viên từ người bảo vệ cho tới giám đốc đều có thái độ niềm nở, tận tình khi gặp khách hàng. Một ví dụ về người Nhật, khi chào hỏi họ có rất nhiều cung bậc cúi chào tùy vào từng người với cung bậc cuối cùng là song song với mặt đất, điều đó thể hiện sự tôn trọng và phục vụ khách hàng.

    Chuyên nghiệp khi phỏng vấn
    Hiện nay xã hội đang nhắc tới tình trạng thất nghiệp, với con số giật mình đó là có tới 225.500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu ở đây đó là do yếu về kiến thức nghề, không đáp ứng được nhu cầu của việc làm, hay nói cách khác đó là không thể làm được việc chứ không phải do thiếu việc làm. Chính vì vậy kiến thức nền tảng hay còn gọi là kiến thức cứng đóng vai trò hạt nhân.

    Viết là thư xin việc hay giúp tăng cơ hội nhà tuyển dụng mời bạn đến phỏng vấn, click link https://laodong.vn/giao-duc/5-li-do-thu-xin-viec-giup-tang-co-hoi-duoc-tuyen-dung-629038.ldo

    Có thể hiểu ở đây nôm na bản chất của việc đi xin việc là bán chính mình, bán sức lao động của chúng ta. Chính vì vậy khi phỏng vấn, chúng ta cần phải chứng minh, chỉ ra được rằng mình là một người có thể làm được việc tốt. Hay nói vui đó là chúng ta là một sản phẩm tốt, và chúng ta phải giới thiệu được sản phẩm tốt tới tay người sử dụng sản phẩm chính là các công ty, doanh nghiệp.

    Khi phỏng vấn, bạn phải chỉ ra rằng mình chính là một nhân viên tốt (hoặc tiềm năng cao trở thành nhân viên tốt) và cần thiết trong mắt người tuyển dụng. Tránh việc mất tự tin khi giao tiếp hay có những cử chỉ làm cho người tuyển dụng cảm thấy không phù hợp với vị trí cần tuyển(thiếu tính cẩn thận, hay mắc lỗi, hiểu sai vấn đề) hoặc chỉ chăm chú giới thiệu cái tôi của bản thân mà bỏ qua hoặc không trả lời tập trung vào chính câu hỏi.
    Chuyên nghiệp trong môi trường công việc
    Tuy kiến thức cứng đóng vai trò hạt nhân nhưng trong các đánh giá thì chính các kỹ năng mềm mới đóng vai trò quyết định và chỉ ra đó là một người làm việc chuyên nghiệp. Kỹ năng mềm chiếm tới 80% khi chỉ ra một người thành công trong công việc. Có thể mọi người nghĩ các kỹ năng mềm chỉ là ngoại ngữ, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng về phần cứng, phần mềm… nhưng thực tế còn có vô vàn các kỹ năng mềm khác mà chúng ta cần phải học hỏi:

    Kỹ năng giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp. Bạn không thể làm việc được ở mọi công ty nếu như bạn không có kỹ năng này. Khi không thể giao tiếp, hòa đồng với môi trường, con người xung quanh là chính chúng ta tự đào thải mình ra khỏi môi trường làm việc đó

    Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm. Có rất nhiều người trong chúng ta vi phạm các lỗi trong kỹ năng này như đặt cái tôi quá cao và không thể hòa hợp được với nhóm

    Kỹ năng về quản lý sự thay đổi. Khi làm việc, chúng ta không thể tránh được việc phải thay đổi từ nhỏ đến lớn như chỗ ngồi, nhóm làm việc hoặc thậm chí thay đổi cả công ty. Nếu chúng ta không thể thích nghi và phù hợp với sự thay đổi đó, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cả ức chế về mặt tâm lý

    Kỹ năng quản lý về thời gian. Đây là một trong những kỹ năng rất khó vì việc quản lý thời gian đồng nghĩa với việc quản lý chính mình. Bản thân chúng ta là những kẻ khó bảo nhất trong những kẻ khó bảo. Không quản lý thời gian hợp lý chúng ta rất dễ xa đà vào nhưng việc không cần thiết và quên mất những công việc cần xử lý hoặc mục tiêu dài hạn mà bạn đặt ra. quan ly thoi gian.jpg

    Thái độ ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp. Chúng ta phải coi cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp như là khách hàng, đối tác. Vì khi ứng xử như đối với khách hàng đó chính là biểu hiện của làm việc chuyên nghiệp

    Với cấp trên chúng ta phải thỏa mãn được các yêu cầu của những vị sếp của chúng ta. Luôn làm hài lòng và tạo ra được các cảm xúc tích cực cho họ là điều rất cần thiết. Đó không phải là xu nịnh, lấy lòng mà đó là họ có những yêu cầu được tôn trọng rất chính đáng mà chúng ta phải đáp ứng(đó là nguyên tắc về đẳng cấp)
    Với đồng nghiệp chúng ta phải thể hiện mình không phải là người mất an toàn. Biểu hiện của việc mất an toàn đó là nói xấu, bình luận sau lưng người khác hoặc làm cho đối phương cảm thấy rất nguy hiểm và không thể hợp tác, làm việc nhóm được
    Với cấp dưới chúng ta phải vạch ra được các đường hướng cho họ và điều quan trọng nhất đó là không được hứa xuông. Một khi lời hứa không được thực hiện như cam kết ban đầu, lòng tin sẽ không còn xuất hiện nữa và khi đã thiếu lòng tin thì cấp dưới sẽ không bao giờ có thái độ hợp tác
    Và còn rất nhiều các kỹ năng mềm khác nữa...

    Để làm việc chuyên nghiệp, điều quan trọng đó là chúng ta có thể thay đổi được các nhận thức, mindset không đúng đắn, điều này sẽ làm cho chúng ta thay đổi những thói quen xấu không chuyên nghiệp nhanh chóng
    Một vài tật xấu trong môi trường làm việc cần tránh và khắc phục
    Không đúng giờ, làm việc không đủ giờ. Đây là một trong những lỗi mắc rất nhiều ở tất cả các công ty và ở Việt Nam hay còn được gọi là văn hóa “cao su”. Đúng giờ là biểu hiện đầu tiên cho người khác nhìn thấy bạn là người chuyên nghiệp. Thêm nữa khi làm việc, chúng ta sử dụng quỹ thời gian 8 tiếng làm việc vào mục đích đúng của nó càng nhiều thì biểu đó càng thể hiện rõ sự chuyên nghiệp bấy nhiêu
    late.jpg

    Văn hóa đổ lỗi. Khi chúng ta không hoàn thành công việc hoặc gặp một thất bại nào đó, chúng ta thường đổ lỗi cho ngoại cảnh, tình huống, khó khăn thậm chí đổ lỗi cho những người khác. Điều này rất xấu. Có thể có các yếu tố khác tác động nhưng điều đầu tiên chúng ta sẽ phải là người chịu trách nhiệm. Trong mọi lỗi lầm xảy ra thì luôn có phần lỗi của chúng ta, chính vì vậy thay vì tìm ra các nguyên nhân khác để rũ bỏ, giảm nhẹ trách nhiệm của mình thì chúng ta nên xem xét lại bản thân và tránh mắc phải những lỗi tương tự như vậy


    Ma cũ bắt nạt ma mới. Khi nghe đến tên thì ắt hẳn trong chúng ra đều đã từng bị hoặc chứng kiến việc đó xảy ra. Hầu hết các công ty đều có tình trạng này. Câu hỏi trong chúng ta đó là làm thế nào để tránh việc này và đối phó với nó như thế nào. Thay vì tránh né điều tốt nhất chúng ta nên làm đó là đối mặt với nó và xử lý thật khéo léo


    Việc đầu tiên chúng ta phải nhận thức đó là việc hết sức bình thường trong các công ty. Khi nhận thức được đó là việc rất bình thường và hay xảy ra thì lúc đó chúng ta có thể thoải mái hơn trong việc xử lý tình huống này mà không gây ức chế, khó chịu và ảnh hưởng đến cái tôi cá nhân của chính mình
    Sau khi đã nhận thức được việc này, chúng ta sẽ bắt tay vào xử lý. Với những việc có thể nhường nhịn và không ảnh hưởng tới công việc của chúng ta, tốt nhất là nên nhường và bỏ qua chuyện đó. Vì bản chất những “ma cũ” bắt nạn bạn đó là thể hiện “việc oai”, cái tôi cá nhân. Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kể học thức và địa vị, đó là những người có văn hóa rất kém, và tất cả những người khác khi nhìn vào hành động này cũng đều rất coi thường nó
    Đối với những việc gây ảnh hưởng cho công việc và làm mất hình ảnh của bạn, bạn không thể cho qua và bắt buộc phải xử lý chúng. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng phương pháp chuyển đổi để xử lý chúng. Thứ nhất đó là chuyển đổi về thời gian. Bạn có thể chuyển thời điểm giải quyết này sang lúc khác để không ảnh hưởng tới công việc hiện tại. Thứ hai bạn có thể thay đổi không gian giải quyết vấn đề, ví dụ như gặp riêng hoặc đổi địa điểm sang chỗ khác. Với việc đổi địa điểm bạn có thể giải quyết riêng với kẻ bắt nạt bạn và cho “ma cũ” đó hiểu bạn không phải là người có thể dễ bắt nạt. Thứ ba cũng là cách hiệu quả nhất đó là thay đổi người giải quyết. Với những thứ có thể ảnh hưởng đến công việc, việc bạn thay đổi người xử lý hầu hết sẽ giải quyết được vấn đề ví dụ như bạn đưa việc này cho sếp hoặc bảo là không thể quyết định được, cần có ý kiến của cấp trên. Việc này sẽ làm cho những “ma cũ” sợ và không dàm làm phiền bạn nữa

    Nguồn: https://baomoi.com/
     
  • Liên hệ đặt quảng cáo
  • Liên hệ đặt quảng cáo
  • Liên hệ đặt quảng cáo
  • Liên hệ đặt quảng cáo
  • Liên hệ đặt quảng cáo